• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Việt Nam

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8%: Tự tin, không chủ quan

Tại phiên chất vấn tuần qua, phần trả lời của Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng và hai Phó thủ tướng gây ấn tượng bởi sự thẳng thắn, trách nhiệm và niềm tin vào triển vọng kinh tế đất nước.

Những con số, kịch bản tăng trưởng, giải pháp điều hành được đưa ra không chỉ là lý thuyết trên giấy, mà mang hơi thở thực tiễn, có trọng tâm, có chiến lược, có cơ sở và quyết tâm thực hiện rõ ràng.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, việc Chính phủ Việt Nam duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 là một cam kết táo bạo.

Song như lời Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình đã nhấn mạnh, “nửa đầu năm 2025, nền kinh tế đã tăng trưởng 7,3%, riêng quý II ước đạt 7,6%”. Điều này không chỉ củng cố niềm tin của cử tri và cộng đồng doanh nghiệp, mà còn tạo thế và lực mới cho những tháng cuối năm.


Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được đánh giá cao

Hành động và sự phối hợp

Các trụ cột của tăng trưởng đã được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng phân tích cụ thể và có chiến lược kích hoạt. Trong đó, tiêu dùng nội địa được xem là động lực then chốt cần kích cầu mạnh mẽ. Khi tâm lý tích trữ và thắt chặt chi tiêu vẫn còn tồn tại, cần phải đồng bộ cả chính sách tài khóa, tiền tệ, củng cố niềm tin tiêu dùng, đấu tranh với hàng giả, kích cầu du lịch, đồng thời giảm gánh nặng thuế thu nhập cá nhân để gia tăng sức mua.

Trong khi đó, đầu tư công được Chính phủ đẩy mạnh giải ngân với kỳ vọng đạt 100% trong năm nay. Việc nhận diện được những điểm nghẽn trong giải ngân và chủ động tháo gỡ là một minh chứng cho quyết tâm chuyển hóa vốn thành động lực tăng trưởng thực chất. Đáng chú ý, hơn 800 dự án tồn đọng với quy mô vốn hơn 5 triệu tỷ đồng đã được Chính phủ và các địa phương gỡ vướng, mở lối cho dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Tại nghị trường, câu hỏi rất thẳng của đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) về việc liệu các dự án đầu tư lớn hiện nay có tạo ra gánh nặng nợ công cho thế hệ sau hay không, đã chạm đến mối quan tâm chung của cử tri. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng không né tránh, mà thẳng thắn nhìn nhận: "Không có đòn bẩy sẽ không có tăng trưởng cao." Nhưng ông cũng khẳng định, mọi dự án đều được đánh giá hiệu quả kỹ lưỡng, tính toán chặt chẽ về nguồn lực và khả năng trả nợ. Nợ công hiện vẫn trong ngưỡng an toàn (33% GDP), và quan trọng hơn, các khoản vay đều nhằm đầu tư vào các công trình tạo sinh lợi cho xã hội, chứ không chi tiêu lãng phí.

Đặc biệt, việc hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một đề xuất mang tính chiến lược, được kỳ vọng sẽ tăng cường hiệu quả phân bổ nguồn lực đầu tư, giúp các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội không còn “chồng lấn” hay “độ trễ”. Khi một cơ quan nắm cả bức tranh thu - chi và chiến lược đầu tư, việc giữ cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định tài khóa sẽ được kiểm soát tốt hơn, đồng bộ hơn.

Tầm nhìn dài hạn

Không chỉ bó hẹp trong những con số của năm 2025, phần trả lời của các thành viên Chính phủ còn mở ra một tầm nhìn xa hơn cho giai đoạn 2026-2030, với mục tiêu tăng trưởng 10%/năm. Để hiện thực hóa điều này, cần khoảng 40 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 năm tới, tương đương 8 triệu tỷ đồng/năm. Khi vốn đầu tư công chỉ đáp ứng được 1/8 nhu cầu, thì việc huy động FDI, PPP, ODA, xã hội hóa trở thành lối đi tất yếu.

Nhưng Chính phủ không chỉ tìm vốn bằng mọi giá. Thay vào đó, chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ bán dẫn, chip, công nghiệp cao được lựa chọn là động lực tăng trưởng mới, thay thế dần các ngành kinh tế truyền thống. Đây là một tín hiệu tích cực, thể hiện tầm nhìn chiến lược, bắt nhịp với xu thế toàn cầu và chuẩn bị nền tảng để Việt Nam bứt phá trong chuỗi giá trị quốc tế.

Những cam kết của Chính phủ và Bộ Tài chính là những kế hoạch hành động cụ thể, có phân tích rủi ro, có giải pháp đi kèm. Song, niềm tin cử tri chỉ thực sự bền vững khi chuyển hóa thành kết quả thực tế, khi người dân thấy thu nhập tăng lên, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, chất lượng hạ tầng được nâng cấp, và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.

Vì vậy, điều quan trọng hơn cả là sự quyết liệt, tính kỷ luật trong thực thi, tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp ngành - từ trung ương đến địa phương. Chỉ khi đó, tăng trưởng 8% không còn là kỳ vọng, mà là đích đến khả thi, được tạo nên từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể người dân.

Có thể khẳng định, phiên chất vấn tuần qua không chỉ “giải trình” những con số, mà thực sự đã truyền tải thông điệp điều hành đầy quyết tâm, tự tin và trách nhiệm của Chính phủ. Tăng trưởng cao, bền vững và bao trùm không thể đến từ khẩu hiệu. Nó đòi hỏi tầm nhìn, bản lĩnh chính sách và hành động cụ thể - những điều mà Chính phủ đã và đang cam kết thực hiện, với tinh thần không thỏa hiệp với trì trệ, không chấp nhận tụt hậu.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Nguồn: VCCINEWS.VN
Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

Khơi thông lực đẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi kép | Việt Nam

Theo chuyên gia, để chuyển đổi kép thực sự đi vào chiều sâu, đặc biệt trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần những chính sách mang tính đột phá từ phía Nhà nước.

Chuyến xe Hướng nghiệp Đức mở ra cơ hội học tập, học nghề chuẩn Đức cho học sinh, sinh viên Nghệ An | Việt Nam, Đức

Sau thành công tại Đồng Nai, Chuyến xe hướng nghiệp Đức 2025 sẽ tiếp tục hành trình xuyên Việt với điểm đến kế tiếp ở tỉnh Nghệ An vào ngày 30/06/2025. Sự kiện sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An, hứa hẹn mang đến một không gian trải nghiệm độc đáo và những thông tin hữu ích về học tập, đào tạo nghề, cơ hội nghề nghiệp và cuộc sống tại Đức cho các bạn trẻ nơi đây.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn, quỹ đầu tư công nghệ đa quốc gia | Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn, quỹ đầu tư đa quốc gia để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ.

Central Retail đầu tư hơn 1,4 tỷ USD mở rộng hoạt động tại Việt Nam | Việt Nam, Thái Lan

Việt Nam được Central Retail xác định là trọng tâm mở rộng hoạt động, với mạng lưới đại siêu thị và cửa hàng bán lẻ gia tăng mạnh từ nay đến năm 2027.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8%: Tự tin, không chủ quan | Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, việc Chính phủ Việt Nam duy trì mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 là một cam kết táo bạo.

Thái Lan hướng tới hoàn tất Thỏa thuận khung kinh tế số ASEAN | Việt Nam, Thị trường khác

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết quốc gia này sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán để hoàn tất Thỏa thuận khung kinh tế số ASEAN vào cuối năm 2025.