• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Nga

Vì sao đồng rúp Nga tăng giá mạnh nhất thế giới năm nay?

Giữa lúc xung đột vũ trang Nga - Ukraine tiếp diễn, giá dầu giảm kéo dài, các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây vẫn áp lên Nga, và nền kinh tế Nga giảm tốc, đồng rúp Nga vẫn tăng giá...

Ảnh minh họa - Ảnh: Getty/CNBC.

Ảnh minh họa - Ảnh: Getty/CNBC.

Theo ngân hàng Bank of America, đồng rúp chính là đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới năm nay, với mức tăng từ đầu năm đã đạt hơn 40%. Đà tăng giá gây sửng sốt này đảo ngược những gì đã diễn ra trong hai năm trước - khi đồng rúp rớt giá chóng mặt.

Hãng tin CNBC cho rằng sức mạnh của đồng rúp hiện nay không phải do nhà đầu tư nước ngoài trở nên lạc quan về kinh tế Nga, mà chủ yếu do các biện pháp kiểm soát vốn và thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngoài ra, xu hướng mất giá của đồng USD cũng là một yếu tố quan trọng đưa rúp tăng giá.

Nhà kinh tế Brendan McKenna của ngân hàng Wells Fargo đã liệt kê ba nguyên nhân đằng sau việc rúp tăng giá mạnh. “Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã duy trì lãi suất ở mức cao, các biện pháp kiểm soát vốn và các hạn chế khác về tỷ giá hối đoái đã thắt lại một chút, và có một số tiến bộ và nỗ lực nhằm đưa hòa bình trở lại với Nga và Ukraine”, ông McKenna nói.

CBR hiện đang duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lại tốc độ lạm phát cao, với lãi suất duy trì ở mức 20% và dòng vốn tín dụng bị siết lại. Lãi suất cao hạn chế nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Nga, dẫn tới nhu cầu ngoại tệ giảm - giới chuyên gia cho hay.

Diễn biến tỷ giá USD/rúp Nga. Đơn vị: rúp/USD - Nguồn: LSEG.

Diễn biến tỷ giá USD/rúp Nga. Đơn vị: rúp/USD - Nguồn: LSEG.

Nhà kinh tế Andrei Melaschenko của công ty Renaissance Capital cũng nói rằng nhu cầu ngoại tệ của các nhà nhập khẩu Nga đang trong xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng yếu. Sự suy giảm nhu cầu đó mang lại một cú huých cho tỷ giá đồng rúp vì các ngân hàng không phải bán thêm rúp để mua USD hay nhân dân tệ.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Nga cần đổi tiền thu được bằng USD sang đồng rúp, dẫn tới nhu cầu rúp tăng thêm. Chính phủ Nga yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lớn phải chuyển một phần thu nhập ở nước ngoài về nước và đổi sang đồng rúp. Trong đó, các doanh nghiệp dầu khí đi đầu trong việc chuyển đổi thu nhập từ thị trường nước ngoài sang đồng nội tệ.

Trong 4 tháng đầu năm nay, lượng ngoại tệ và các công ty xuất khẩu lớn nhất của Nga bán ra tại nước này là 42,5 tỷ USD, tăng 6% so với kỳ 4 tháng trước đó - theo dữ liệu của CBR.

Giáo sư kinh tế Steve Hanke của Đại học John Hopkins nói thêm rằng cung tiền của CBR suy giảm cũng là một yếu tố hỗ trợ đồng rúp. Tháng 8/2023, tốc độ tăng trưởng cung tiền của CBR là 23,9% mỗi năm. Tuy nhiên, vào tháng 1 năm nay, cung tiền của cơ quan này giảm 1,19% mỗi năm - theo ông Hanke.

Chưa kể, những tia hy vọng về một thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine cũng tạo động lực cho rúp Nga tăng giá - theo ông McKenna. Kỳ vọng về việc Nga sẽ quay trở lại thị trường tài chính toàn cầu đã thúc đẩy một số nhà đầu tư mua các tài sản rúp, và điều này hỗ trợ cho tỷ giá rúp.

Dù vậy, giới phân tích cảnh báo rằng xu hướng tăng giá của rúp có thể không bền vững. Giá của dầu thô - một trụ cột của kinh tế Nga - đã giảm trong năm nay, có thể gây áp lực giảm nguồn thu ngoại tệ của Nga.

“Chúng tôi tin rằng tỷ giá đồng rúp đang gần đỉnh và đồng tiền này có thể bắt đầu suy yếu trong tương lai gần”, ông Melaschenko nói. “Giá dầu đã giảm nhiều, và điều đó sẽ được phản ánh vào doanh thu xuất khẩu giảm sút và lượng ngoại tệ bán ra cũng sẽ giảm”.

Còn theo ông McKenna, nếu Nga  và Ukraine đạt một thỏa thuận hòa bình bền vững, chuyển biến đó rốt cục có thể làm suy yếu đồng rúp vì các biện pháp kiểm soát về dòng tiền và tỷ giá có thể sẽ được dỡ bỏ.

“Một đợt bán tháo đồng rúp có thể diễn ra, nhất là khi có một thỏa thuận hòa bình hoặc ngừng bắn. Trong kịch bản đó, các biện pháp kiểm soát dòng vốn có thể được dỡ bỏ hoàn toàn và CBR có thể cắt giảm lãi suất tương đối nhanh”, ông McKenna nói thêm.

Nguồn: https://vneconomy.vn/vi-sao-dong-rup-nga-tang-gia-manh-nhat-the-gioi-nam-nay.htm
Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Thương mại Việt Nam – Nga – Belarus còn nhiều dư địa tăng trưởng | Nga

Để mở rộng thị trường Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tham gia sâu vào các chương trình xúc tiến thương mại, tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EAEU...

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

Nga sẵn sàng cung cấp LNG và chia sẻ các công nghệ năng lượng cho Mexico | Nga, Mỹ - Latinh

Đại sứ quán Nga cho biết Moskva sẵn sàng cung cấp các công nghệ khai thác dầu phù hợp với những điều kiện địa chất phức tạp, cùng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chế biến dầu mỏ cho Mexico.

Nga cáo buộc Pháp bắt giữ nhà sáng lập Telegram để can thiệp bầu cử Romania | Thị trường khác, Pháp, Nga

Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/5 cáo buộc chính quyền Pháp bắt giữ nhà sáng lập nền tảng Telegram Pavel Durov nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống tại Romania, trong bối cảnh các tranh cãi về sự can thiệp từ bên ngoài đang làm gia tăng căng thẳng giữa các bên liên quan.

Tổng thống Pháp lên tiếng về đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine của Tổng thống Nga | Thị trường khác, Pháp, Nga

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đề xuất đàm phán của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin là “bước đầu tiên, nhưng chưa đủ”.