• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Trung Quốc

Trung Quốc ồ ạt mua vàng, đẩy chênh lệch giá với thế giới tăng vọt

"Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, một chuyên gia cho biết...

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Nhu cầu đầu tư vàng tăng cao ở Trung Quốc và việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) liên tục mua ròng vàng đã đẩy chênh lệch cao hơn (premium) của giá vàng bán lẻ ở nước này so với giá thế giới lên mức cao nhất trong hơn 1 năm - hãng tin Reuters cho biết. Trong khi đó, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ đang có mức chênh lệch thấp hơn (discount) sâu nhất gần 9 năm so với giá thế giới.

Tuần này, giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ thấp hơn tới 80 USD/oz so với giá chính thức. Giá vàng chính thức tại nước này tính bằng giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế cộng thuế nhập khẩu 6% và thuế tiêu thụ 3%. Mức chiết khấu như vậy là sâu nhất kể từ tháng 7/2016. Tuần trước, các tiệm vàng ở Ấn Độ đưa ra mức giá bán lẻ thấp hơn tới 74 USD/oz so với giá quốc tế.

“Doanh số bán trang sức giảm thấp vì giá tăng cao. Người tiêu dùng mua ít hơn bình thường, và các nhà kinh doanh nữ trang trên toàn quốc cảm nhận rõ sự giảm tốc này”, ông Surendra Mehta - thư ký Hiệp hội Vàng và Nữ trang Ấn Độ (IBJA) - nói với Reuters.

Hôm thứ Ba, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới lập kỷ lục mọi thời đại trên 3.500 USD/oz. Giá vàng bán lẻ tại Ấn Độ vào đầu tuần đạt kỷ lục 99.358 rupee (1.167 USD)/10 gram.

Tại Trung Quốc, giá vàng bán lẻ tuần này chênh cao hơn 44-50 USD/oz so với giá vàng giao ngay thế giới, mức chênh cao nhất kể từ tháng 2/2024. Tuần trước, giá vàng bán lẻ ở Trung Quốc cao hơn 15-21 USD/oz so với giá thế giới.

“Phần bù giá vàng ở Trung Quốc đang rất cao. Phản ứng với nhu cầu mạnh ở Trung Quốc, vàng đang dịch chuyển từ nhiều nơi khác trên thế giới tới nuóc này”, ông Joseph Stefans - trưởng giao dịch của công ty MKS PAMP - nhận xét.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia tiêu thụ vàng vật chất lớn nhất thế giới, và nhu cầu vàng tại hai nước này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá vàng quốc tế.

Một báo cáo mới đây của ngân hàng Goldman Sachs cho rằng trong tháng 3/2025, PBOC mua 50 tấn vàng dự trữ, lớn hơn nhiều so với con số chính thức mà Trung Quốc công bố.

Đầu tháng 4, PBOC cho biết dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 là 73,7 triệu ounce, tăng từ mức 73,61 triệu ounce vào thời điểm cuối tháng 2, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp nước này mua ròng vàng cho dự trữ quốc gia. Cũng theo PBOC, dự trữ vàng của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 3 có trị giá 229,6 tỷ USD, tăng từ mức 208,64 tỷ USD vào cuối tháng trước đó.

Tính theo đơn vị tấn, PBOC mua ròng 2,8 tấn vàng trong tháng 3, nâng tổng lượng mua ròng của quý 1 lên 12,8 tấn - theo số liệu chính thức được công bố. Hồi năm 2019, PBOC mua ròng hơn 100 tấn vàng để bổ sung vào dự trữ quốc gia khi quan hệ Mỹ - Trung xấu đi trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

Trong một báo cáo hồi trung tuần tháng 4, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết nhu cầu đầu tư vàng của Trung Quốc “tiếp tục bùng nổ trong tháng 3”. Cùng thời điểm, hãng tin Bloomberg cho biết đầu tư vàng Trung Quốc tăng mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng và một chương trình thử nghiệm cho phép các công ty bảo hiểm của nước này đầu tư vào vàng nhằm tối ưu hóa việc phân bổ tài sản.

“Dòng vốn chảy vào các quỹ ETF vàng ở Trung Quốc đại lục từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ của nước này cũng mạnh bất thường”, Bloomberg cho biết.

Theo dữ liệu của WGC, các quỹ ETF vàng của Trung Quốc thu hút 772 triệu USD trong tháng 3, nâng tổng lượng tài sản được quản lý lên 14 tỷ USD. Khối lượng vàng mà các quỹ này nắm giữ trong tháng 3 tăng 7,7 tấn, đạt 138 tấn.

Tại các thị trường vàng lớn khác tại khu vực châu Á, chênh lệch giá vàng trong tuần này giữ ở mức thấp.

Tại Hồng Kông, giá vàng bán lẻ tuần này dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2 USD/oz so với giá thế giới. Tại Singapore, giá vàng dao động từ ngang bằng đến cao hơn 2,5 USD/oz so với giá quốc tế.

Tại Nhật Bản, giá vàng bán lẻ trong tuần dao động từ thấp hơn 0,25 USD/oz đén cao hơn 1 USD/oz so với giá thế giới.

Nguồn: vneconomy.vn
Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Trung Quốc tung ưu đãi thuế mới để hút vốn FDI | Trung Quốc

Trung Quốc tăng cường nỗ lực thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đàm phán thương mại với các đối tác lớn.

Trung Quốc khẳng định sức mạnh công nghệ trước lệnh hạn chế từ Mỹ | Trung Quốc

Trung Quốc đang nỗ lực phô diễn sức mạnh công nghệ nội địa trong bối cảnh Mỹ siết chặt xuất khẩu chip.

Quý Châu, Trung Quốc, mẫu hình thành công về sàn giao dịch dữ liệu | Trung Quốc

Quý Châu, một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc, từng là một trong những vùng kém phát triển nhất, nay lại đang dẫn đầu Trung Quốc về tốc độ phát triển kinh tế số. Một trong những động lực quan trọng giúp Quý Châu đạt được thành tích này là tận dụng từ sớm lợi thế của dữ liệu lớn.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Trung Quốc

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Chi tiêu cho AI tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2025 | Trung Quốc

Đáng chú ý, trong khi chi tiêu AI của Mỹ tập trung mạnh vào phần cứng công nghệ như chất bán dẫn, một phần lớn chi tiêu AI của Trung Quốc được phân bổ vào xây dựng các trung tâm dữ liệu và hạ tầng năng lượng...

Trung Quốc biến các thủ phủ công nghiệp thành trụ cột công nghệ quốc gia như thế nào? | Trung Quốc

Nguồn nhân lực chất lượng cao, mối quan hệ rõ ràng giữa chính quyền và doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để các trung tâm công nghiệp chuyển mình thành trung tâm công nghệ cao…

Cộng đồng doanh nghiệp là trụ cột quan trọng kết nối kinh tế Việt Nam – Trung Quốc | Trung Quốc

Chiều ngày 24/6, tại Thiên Tân, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường | Trung Quốc

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, chiều ngày 24/6 tại Thiên Tân, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Cường.