• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Tây Ban Nha

Xuất khẩu sang Tây Ban Nha thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn

Sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, các biện pháp áp thuế bổ sung của Chính quyền Trump đối với các hàng hóa nhập khẩu từ EU và Tây Ban Nha... sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Tây Ban Nha trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn và thách thức hơn...

Trong 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha tăng trưởng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê sang Tây Ban Nha tăng trưởng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Tây Ban Nha đạt trên 1,71 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD tăng 6,2%, nhập khẩu trên 0,26 tỷ USD tăng 39,6%, xuất siêu tiếp tục được duy trì ở mức cao là 1,19 tỷ USD.

THÁCH THỨC TỪ CÁC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha nhận định đây tiếp tục là mức tăng trưởng xuất nhập khẩu khả quan. Việt Nam luôn duy trì là một trong những nước có thị phần và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất khu vực châu Á sang Tây Ban Nha, chỉ xếp sau các đối tác vốn được xem là chiến lược của bạn như Trung Quốc và Ấn Độ, xếp trên tất cả các nước ASEAN khác.

Các mặt hàng tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khả quan bao gồm: cà phê (51,4%), hạt điều (21,9%), hạt tiêu (70,2%), gỗ và sản phẩm gỗ (63,4%), dệt may (16,0%), da giày (5,2%), nguyên phụ liệu dệt may da giày (11,8%), sản phẩm từ sắt thép (75,6%), phương tiện vận tải và phụ tùng (70,1%), và đồ chơi, dụng cụ thể thảo và bộ phận (62,9%).

Riêng mặt hàng dệt may và da giày sẽ có tốc độ gia tăng mạnh hơn vào quý 3 và quý 4 khi Tây Ban Nha bước vào mùa du lịch hè, Noel và năm mới.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho rằng triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn và thách thức nhiều hơn trước.

Nguyên nhân từ bối cảnh sức ép cạnh tranh thị trường ngày càng lớn khi EU và Tây Ban Nha ưu tiên thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định FTA giữa EU với Mexico và các nước khối Mercosur ngay trong năm nay; đã nối lại đàm phán các hiệp định FTA với các nước ASEAN khác như Thái Lan, Indonesia và Philipines.

Cùng với đó, các FTA của EU - New Zealand, của EU - Khu vực các nước Trung Mỹ (bao gồm Panama, Guatemala, Costa Rica, El Salvador, Honduras, và Nicaragua) và của EU với Chile và Kenya đều sẽ sớm có hiệu lực thực hiện.

Bên cạnh đó, các biện pháp áp thuế bổ sung của chính quyền Trump đối với các hàng hóa nhập khẩu từ EU và Tây Ban Nha sẽ làm hạn chế luồng hàng hóa tái xuất khẩu từ EU và làm giảm cơ hội nhập khẩu hàng hóa dưới dạng nguyên liệu thô phục vụ sản xuất xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.   

Các nước đối thủ chính, nhất là đối với hàng thủy sản, rau quả, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ đến từ châu Mỹ La tinh và Bắc Phi nơi có các ưu thế vượt trội về địa lý, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa và sẵn có mối quan hệ truyền thống đặc biệt với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha đông đảo. Điều này khiến hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này phải cạnh tranh gay gắt.

Mặt khác, diễn biến chính sách đáng chú ý là Chính phủ Tây Ban Nha lên kế hoạch ứng phó với đe dọa về thuế quan và tái khởi động thương mại trị giá 14,1 tỷ euro ứng phó với quyết định tăng thuế đối với các sản phẩm châu Âu của Tổng thống Trump.

Kế hoạch bao gồm 14,1 tỷ euro để giảm thiểu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại và "xây dựng lá chắn" để bảo vệ nền kinh tế Tây Ban Nha, trong đó 7,4 tỷ euro khoản tài chính cấp mới và 6,7 tỷ euro sẽ khai thác sử dụng từ các công cụ hiện hành... cũng tác động tới hàng hoá nhập khẩu vào nước này.

Ngoài ra, việc Tây Ban Nha đưa ra áp dụng một số quy định chính sách đáng lưu ý có tác động đến thương mại quốc tế như các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với mối đe dọa thuế quan và tái khởi động thương mại; quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với dầu thực vật ăn được; quy định của Liên minh châu Âu về sức khỏe động vật liên quan đến nghĩa vụ giám sát của chủ trang trại...

ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Mặc dù thách thức nhưng xuất khẩu Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tại Tây Ban Nha. Để ngày càng gia tăng thị phần hàng Việt tại đây, Bộ Công Thương khuyến nghị đối với bộ, ngành cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các ngành để xúc tiến hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư, trong đó có việc kết hợp lồng ghép với tổ chức tọa đàm doanh nghiệp hai nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu các yêu cầu mới của thị trường, đặc biệt tăng cường phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha trong công tác xác minh đối tác sở tại (về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, cơ sở vật chất, yêu cầu sản phẩm, chất lượng, thị trường tiêu thụ - kênh phân phối và uy tín) trước khi đi đến đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương để trách tình trạng bị lừa đảo.

Về Thương vụ, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cho biết  đang tích cực triển khai các nhiệm vụ xúc tiến thương mại. Bao gồm thực hiện các chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị Tham tán Thương mại Khu vực châu Âu năm 2024 tổ chức từ ngày 18 - 20/7/2024 tại Rome.

Tiếp tục hoạt động quảng bá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam và Tây Ban Nha tại các sự kiện quốc tế và các hội chợ thương mại chuyên ngành lớn bao gồm Hội chợ Thực phẩm Iberia tháng 6/2025, Hôi chợ Rau quả Toàn cầu tháng 10/2025,….

Đồng thời, phối hợp với Hội đồng Doanh nghiệp Tây Ban Nha - ASEAN (ASEMPEA), và Phòng Thương mại và Công nghiệp khu vực tại các tỉnh/thành phố lớn phối hợp tổ chức các sự kiện tọa đàm giới thiệu về tiềm năng hợp tác kinh doanh với Việt Nam, các cơ hội kinh doanh đầu tư tiềm năng từ việc thực hiện Hiệp định EVFTA và sau này là Hiệp định EVIPA.

Mặt khác, trực tiếp kết nối với các doanh nghiệp địa phương, nhất là đối với một số nhóm mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng gồm dệt may, giày dép, nông thủy sản, rau quả, hàng gia dụng.

Tổ chức các đoàn doanh nghiệp sở tại sang Việt Nam tìm hiểu thị trường, tham gia các hoạt động kết nối mua - bán hàng hóa và "Sự kiện Vietnam International Sourcing" do Bộ Công Thương tổ chức vào tháng 9/2025.   

Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

EU muốn đạt thoả thuận thương mại nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 3/7 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại mang tính nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn chót vào tuần tới, nhằm ngăn nguy cơ Washington áp thuế cao đối với hàng hóa châu Âu.

ECB lo ngại đồng euro mạnh trở thành ´gánh nặng´ cho kinh tế châu Âu | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Sức mạnh của đồng euro đang trở thành mối lo ngại lớn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi một đồng euro mạnh có nguy cơ kìm hãm xuất khẩu và kéo lạm phát đi xuống. Thông tin này được tiết lộ trong biên bản cuộc họp tháng 6/2025 vừa được ECB công bố hôm 3/7.

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.

EU đạt thỏa thuận thương mại nông sản mới với Ukraine | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/6 thông báo đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Ukraine về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhằm vừa hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích của nông dân trong khối.

Tuần hành tại Tây Ban Nha kêu gọi công bằng về khí hậu và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo | Tây Ban Nha

Ngày 29/6, các nhà hoạt động đã tuần hành dưới cái nóng như thiêu đốt ở thành phố Seville, miền Nam Tây Ban Nha, kêu gọi xóa nợ, công bằng trong việc xử lý các vấn đề khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu.

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

EU chạy đua đàm phán thương mại với Mỹ trước hạn chót | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 26/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các đề xuất thương mại mới từ Mỹ, trong bối cảnh thời gian để khối này tìm kiếm một lập trường chung đang không còn nhiều trước khi thời hạn miễn trừ thuế quan hết hạn vào ngày 9/7.

Tổng thống Trump cảnh báo siết thương mại với Tây Ban Nha | Tây Ban Nha

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/6 cảnh báo việc Tây Ban Nha từ chối tuân thủ mục tiêu chi tiêu quốc phòng mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể khiến nước này phải đối mặt với một thoả thuận thương mại bất lợi với Washington.