• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Thị trường khác

Chứng khoán toàn cầu tiếp tục tăng, Dow Jones vượt mốc 43.000 điểm

Thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu tiếp tục tăng sang phiên thứ hai liên tiếp, khi tâm lý nhà đầu tư được cải thiện nhờ thông tin về thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Israel và Iran. Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm hạ lãi suất cũng góp phần thúc đẩy đà đi lên của thị trường. Tại Phố Wall, các chỉ số chính đồng loạt tăng mạnh, trong đó Dow Jones vượt mốc 43.000 điểm sau phát biểu từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Fed Jerome Powell.

TTCK thế giới tiếp tục nỗi dài chuỗi phiên tăng điểm. Ảnh Internet

TTCK thế giới tiếp tục nỗi dài chuỗi phiên tăng điểm. Ảnh Internet

Sắc xanh tiếp tục phủ trên sàn chứng khoán Mỹ

TTCK Mỹ ngày 24/6 đã khép lại phiên giao dịch với đà tăng mạnh trên cả ba chỉ số chính, khi giới đầu tư lạc quan trước thông tin về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran, cùng với kỳ vọng Fed sẽ sớm hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 507,24 điểm, tương đương 1,19%, đóng cửa ở mức 43.089,02 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Chỉ số S&P 500 tăng 67,01 điểm, tương đương 1,11%, đóng cửa ở mức 6.092,18 điểm, chỉ còn cách khoảng 0,9% so với mức đỉnh 52 tuần. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq – tăng mạnh 281,56 điểm, tương đương 1,43% lên mức 19.912,53 điểm nhờ sự tích của cổ phiếu công nghệ.

Đà tăng của thị trường được thúc đẩy sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời giữa Israel và Iran đã đạt được sau các cuộc đàm phán trung gian. Thông tin này ngay lập tức xoa dịu tâm lý lo ngại của giới đầu tư về nguy cơ bùng nổ xung đột khu vực, vốn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường năng lượng và chuỗi cung ứng toàn cầu. Giá dầu thô WTI giảm thêm 3.8%, xuống 65.90 USD/thùng sau khi mở tuần ở mức trên 73.00 USD, mang lại tín hiệu tích cực cho kinh tế Mỹ.

Sau giai đoạn căng thẳng địa chính trị, sự chú ý của thị trường đang dần chuyển hướng về các vấn đề kinh tế trong nước Mỹ. Phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ vào ngày 24/6, Chủ tịch Fed Jay Powell đã phát tín hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ không được thực hiện trước tháng 9, khi ông bác bỏ lời kêu gọi của Donald Trump về việc giảm lãi suất ngay lập tức. Chủ tịch Fed cho rằng giá cả có thể tăng lên trong mùa hè này, vào tháng 6 hoặc 7.

"Còn nếu không, điều đó có nghĩa mức độ tác động tới người tiêu dùng thấp hơn dự báo. Nếu áp lực lạm phát vẫn được kiểm soát, chúng tôi sớm muộn cũng sẽ giảm lãi suất", ông Jay Powell nói.

Chủ tịch Fed sau đó vẫn tiếp tục bị chất vấn vì quá tập trung vào vấn đề thuế mà không giảm lãi suất, dù lạm phát đến nay vẫn ở mức khiêm tốn. Ông giải thích rằng, chính sách của Fed không nhằm ủng hộ hay phản đối chiến lược thương mại của Tổng thống, mà đơn thuần là xử lý các tác động tới lạm phát, điều mà cả Fed lẫn các dự báo độc lập đều nhận định sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Trong khi đó, chỉ số sản xuất tổng hợp của Cục Dự trữ Liên bang Richmond (Richmond Fed) trong tháng 6 đạt mức âm (-) 7, cải thiện so với mức -9 của tháng 5 và vượt kỳ vọng -10. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn nằm trong vùng tiêu cực, phản ánh hoạt động sản xuất tiếp tục suy yếu. Chỉ số phi sản xuất của Cục Dự trữ Liên bang Philadelphia (Philly Fed) trong tháng này đạt -25.0, cải thiện đáng kể so với mức -41.9 của tháng trước.

Trong một báo cáo vừa mới công bố của Conference Board cho thấy, chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng 6 giảm sâu xuống 93,0 điểm, thấp hơn đáng kể so với mức 98,4 của tháng trước và bỏ xa dự báo 99,4 của giới phân tích, cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ đang yếu đi nhanh hơn so với kỳ vọng.

Báo cáo cũng cho biết, chính sách thuế quan mới của Mỹ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng nước này. Dự báo lạm phát trong 12 tháng tới đã giảm xuống 6%, thấp hơn so với mức kỳ vọng 6,4% của tháng trước.

Bên cạnh đó, tỷ lệ người tiêu dùng tin rằng nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong vòng một năm tới vẫn ở mức cao, cho thấy tâm lý phòng thủ vẫn chi phối thị trường.

Chỉ số vốn hóa thị trường tăng mạnh trong phiên 25/6

Chỉ số vốn hóa thị trường tăng mạnh trong phiên 25/6

TTCK châu Á tiếp đà tăng phố Wall

TTCK châu Á tiếp tục mở rộng đà tăng trong phiên ngày 25/6, khi tâm lý nhà đầu tư được hỗ trợ bởi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran cùng với dữ liệu lạm phát thấp hơn kỳ vọng tại Australia. Cả hai yếu tố này góp phần xoa dịu những lo ngại kéo dài về địa chính trị và lãi suất toàn cầu.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 155,44 điểm, đóng cửa ở mức 38.946,00 điểm, với lực đẩy từ nhóm cổ phiếu công nghệ và kỳ vọng chính sách tiền tệ duy trì ổn định.

Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 290,43 điểm lên 24.467,50 điểm, trong khi chỉ số Shanghai Composite tăng 35,41 điểm lên 3.455,97 điểm. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi tiếp tục vượt mốc 3.100 điểm, tăng 4,61 điểm lên 3.108,25 điểm, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu bán dẫn và xuất khẩu.

Chốt phiên giao dịch ngày 25/6, TTCK Nhật Bản tăng 0,4%; Hồng Kông tăng 1,23%; Trung Quốc tăng 1,04%; Hàn Quốc tăng 0,15%; Singapore tăng 0,57%; Thái Lan tăng 1,79%; Malaysia tăng 0,36%; Indonesia giảm 0,58%.

Tâm lý thị trường cũng được củng cố bởi đà tăng trên phố Wall và tín hiệu ôn hòa từ Fed khi Chủ tịch Jerome Powell cho biết cơ quan này sẽ “kiên nhẫn” và chờ thêm dữ liệu trước khi quyết định cắt giảm lãi suất – nhiều khả năng là vào tháng 9.

Đáng chú ý, dữ liệu mới công bố từ Cục Thống kê Australia cho thấy lạm phát tại nước này đang hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến, làm gia tăng kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 2,1% so với cùng kỳ – thấp hơn mức dự báo 2,3% và là tốc độ tăng chậm nhất trong bảy tháng. Lạm phát cơ bản, đo bằng CPI trung bình cắt giảm hàng năm, cũng giảm mạnh từ 2,8% xuống còn 2,4% – mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Fukushima - thành viên hội đồng Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Naoki Tamura cho biết, lạm phát cơ bản tại Nhật Bản đã tiến triển ổn định hướng tới mục tiêu 2% và có thể dao động quanh mức này đến hết năm tài khóa 2027, bất chấp tác động tạm thời từ các mức thuế quan mới do Mỹ áp đặt. Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa được cho là sẽ đến Mỹ sớm nhất vào ngày 26/6 để tham gia vòng đàm phán thuế quan thứ bảy — cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Mỹ tại Canada vào ngày 16/6.

Ở một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố cho phép Trung Quốc mua dầu từ Iran, đánh dấu sự đảo chiều rõ rệt trong chính sách sau nhiều tháng áp lệnh trừng phạt lên các nhà máy lọc dầu Trung Quốc vì giao dịch với Tehran.

Sự đảo ngược này diễn ra khi các nhà đàm phán thương mại Mỹ đang tham gia đàm phán với Trung Quốc để cố gắng giải quyết một số vấn đề cơ bản trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, mà họ cho là nỗ lực làm suy yếu nền kinh tế Trung Quốc. Hành động này này có thể tạo ra bước ngoặt lớn trên thị trường năng lượng và địa chính trị toàn cầu.

Theo Thời báo Tài chính

Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.

Sự hội nhập kinh tế của ASEAN thúc đẩy hệ thống tài chính độc lập của khu vực | Thị trường khác

Chuyên gia Malaysia cho rằng sự hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các thành viên ASEAN sẽ thúc đẩy xây dựng hệ thống tài chính độc lập của khu vực, duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ Đông Nam Á.

Cộng đồng người Việt tại Bỉ gieo mầm nhân ái hướng về quê hương | Thị trường khác

Trong cái se se dịu nhẹ của gió sớm, một góc nhỏ tại trường học Sint-Paulus (nước Bỉ) bỗng trở nên rộn ràng hơn thường nhật. Ở đó, những người bạn của hội Friends of Vietnamese Kids lại tụ họp, tay bắt mặt mừng, trái tim đầy ắp yêu thương, để tổ chức một bữa tiệc thiện nguyện.

EU đạt thỏa thuận thương mại nông sản mới với Ukraine | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/6 thông báo đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Ukraine về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhằm vừa hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích của nông dân trong khối.

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

EU chạy đua đàm phán thương mại với Mỹ trước hạn chót | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 26/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các đề xuất thương mại mới từ Mỹ, trong bối cảnh thời gian để khối này tìm kiếm một lập trường chung đang không còn nhiều trước khi thời hạn miễn trừ thuế quan hết hạn vào ngày 9/7.

EU đạt thỏa thuận gia hạn yêu cầu mức dự trữ khí đốt | Thị trường khác

Ngày 24/6, Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận gia hạn quy định yêu cầu các nước thành viên duy trì kho dự trữ khí đốt ở mức 90% trước mùa Đông. Biện pháp này được đưa ra nhằm ngăn chặn nguy cơ thiếu hụt năng lượng sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát.