• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Thị trường khác

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ

Chú thích ảnh

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Davos, Thuỵ Sĩ. Ảnh minh họa: AP/TTXVN

Theo tờ Politico ngày 3/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa khẳng định không quốc gia nào trong EU mong muốn leo thang căng thẳng thương mại với Mỹ. Thông điệp này cũng sẽ được Ủy viên Thương mại EU Maroe Sefcovic nhấn mạnh trong cuộc gặp Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer vào cuối tuần này. Đây được coi là cơ hội cuối cùng để hai bên đạt được thỏa thuận trước hạn chót ngày 8/7 mà ông Trump đưa ra - nếu không, các đối tác sẽ đối mặt mức thuế “đối ứng” lên tới 50%.

Mặc dù vậy, các nguồn tin ngoại giao cho biết nhiều quốc gia thành viên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về mức thuế cơ bản 10% mà Mỹ đã áp dụng từ tháng 4. Một số quốc gia, trong đó có Đức và Italy, ủng hộ việc sớm đạt được thỏa thuận, kể cả khi phải nhượng bộ thêm để bảo vệ các ngành xuất khẩu quan trọng như ô tô và hóa chất. Trong khi đó, Pháp và Tây Ban Nha lại kêu gọi duy trì lập trường cứng rắn hơn với Washington, cho rằng không nên chấp nhận một thỏa thuận bất cân xứng chỉ để kịp thời hạn của Mỹ.

Nghị sĩ Brando Benifei, Chủ tịch phái đoàn Nghị viện châu Âu phụ trách quan hệ với Mỹ, cảnh báo: “Những khác biệt này cần được giải quyết nhanh chóng để tránh ảnh hưởng tới lập trường chung của EU.”

Theo các chuyên gia, Đức và Italy hiện là những quốc gia thúc đẩy đàm phán nhanh chóng. Thủ tướng Đức Friedrich Merz khẳng định hành động kịp thời sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành mũi nhọn của nền kinh tế Đức. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni - đồng minh thân cận của ông Trump - cũng cho rằng mức thuế 10% “không phải là vấn đề lớn” đối với Rome.

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng việc chấp nhận nhượng bộ quá mức có thể làm giảm nguyên tắc thương mại dựa trên luật lệ mà EU theo đuổi. Chuyên gia David Kleimann, thuộc Viện ODI ở Brussels, nhận định: “Ủy ban châu Âu đến nay đã kiềm chế được xu hướng nhượng bộ sâu, nhưng nguy cơ vẫn tồn tại”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn các mức thuế. Ông cho biết sẵn sàng cân nhắc mức thuế 10% nếu có điều kiện bù đắp phù hợp, đảm bảo cân bằng lợi ích. Tây Ban Nha cũng duy trì quan điểm thận trọng hơn, nhất là sau khi Thủ tướng Pedro Sanchez bị ông Trump đe dọa áp thuế mới vì không tăng ngân sách quốc phòng theo đề nghị của Mỹ.

Sự chia rẽ nội bộ cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai các biện pháp đáp trả nếu đàm phán thất bại. Ủy ban châu Âu hiện đã chuẩn bị gói biện pháp trả đũa nhắm vào hàng xuất khẩu của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 95 tỷ euro (khoảng 102 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu các quốc gia thành viên tiếp tục yêu cầu miễn trừ cho một số ngành kinh tế, quy mô tác động của các biện pháp này có thể bị thu hẹp đáng kể.

Dự kiến các Bộ trưởng thương mại EU sẽ nhóm họp vào ngày 14/7 để quyết định bước đi tiếp theo. 

Theo TTXVN - EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | baotintuc.vn

Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.

Sự hội nhập kinh tế của ASEAN thúc đẩy hệ thống tài chính độc lập của khu vực | Thị trường khác

Chuyên gia Malaysia cho rằng sự hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các thành viên ASEAN sẽ thúc đẩy xây dựng hệ thống tài chính độc lập của khu vực, duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ Đông Nam Á.

Cộng đồng người Việt tại Bỉ gieo mầm nhân ái hướng về quê hương | Thị trường khác

Trong cái se se dịu nhẹ của gió sớm, một góc nhỏ tại trường học Sint-Paulus (nước Bỉ) bỗng trở nên rộn ràng hơn thường nhật. Ở đó, những người bạn của hội Friends of Vietnamese Kids lại tụ họp, tay bắt mặt mừng, trái tim đầy ắp yêu thương, để tổ chức một bữa tiệc thiện nguyện.

EU đạt thỏa thuận thương mại nông sản mới với Ukraine | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/6 thông báo đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Ukraine về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhằm vừa hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích của nông dân trong khối.

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

EU chạy đua đàm phán thương mại với Mỹ trước hạn chót | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 26/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các đề xuất thương mại mới từ Mỹ, trong bối cảnh thời gian để khối này tìm kiếm một lập trường chung đang không còn nhiều trước khi thời hạn miễn trừ thuế quan hết hạn vào ngày 9/7.

EU đạt thỏa thuận gia hạn yêu cầu mức dự trữ khí đốt | Thị trường khác

Ngày 24/6, Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận gia hạn quy định yêu cầu các nước thành viên duy trì kho dự trữ khí đốt ở mức 90% trước mùa Đông. Biện pháp này được đưa ra nhằm ngăn chặn nguy cơ thiếu hụt năng lượng sau khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát.