• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Ý

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu

Chú thích ảnh

Ảnh minh họa: AFP/Getty Images

Theo tờ Politico ngày 1/7, Nam Âu đang hứng chịu một trong những đợt sóng nhiệt gay gắt nhất từ trước đến nay. Khu vực Huelva (Tây Ban Nha) vừa ghi nhận mức nhiệt lên tới 46°C - mức kỷ lục mới cho tháng 6. Nhiệt độ cao bất thường cũng bao trùm Italy, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và khu vực Balkan, kèm theo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh hàng chục nghìn ca tử vong do nắng nóng là hoàn toàn có thể phòng tránh nếu các quốc gia thực hiện nghiêm túc các biện pháp thích ứng. Bà Marisol Yglesias Gonzalez, chuyên gia về khí hậu và sức khỏe của WHO tại Bonn, nhận định: "Giờ đây, câu hỏi không còn là có xảy ra sóng nhiệt hay không, mà là sẽ có bao nhiêu đợt mỗi năm và chúng sẽ kéo dài ra sao".

Ông Pierre Masselot, chuyên gia thống kê tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, ước tính riêng đợt sóng nhiệt này có thể gây ra hơn 4.500 ca tử vong vượt mức trung bình chỉ trong ba ngày (30/6 đến 3/7). Dự báo Italy, Croatia, Slovenia và Luxembourg là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất. Ông Masselot cho biết: "Những ngày nghiêm trọng nhất sẽ rơi vào ngày 1/7 và 2/7".

Chú thích ảnh

Ảnh minh họa: Politico

Dữ liệu WHO cho thấy, trung bình sóng nhiệt đã cướp đi khoảng 175.000 sinh mạng mỗi năm trên toàn khu vực châu Âu - kéo dài từ Iceland đến Nga. Nghiên cứu của ông Masselot công bố hồi tháng 1/2025, phân tích dữ liệu của 854 thành phố, cảnh báo tỷ lệ tử vong sẽ còn tăng nhanh nếu các biện pháp thích ứng khí hậu không được đẩy mạnh.

WHO nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu do đốt nhiên liệu hóa thạch tiếp tục làm các đợt nắng nóng diễn ra thường xuyên hơn, cường độ lớn hơn và nguy hiểm hơn. Riêng tại Tây Ban Nha, gần 2/3 số thị trấn đã phát cảnh báo y tế, trong đó có 804 khu vực đạt mức báo động cao nhất. Cơ quan khí tượng quốc gia Aemet dự báo tình trạng "oi nóng" sẽ còn tiếp diễn ít nhất đến ngày 3/7. Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Hy Lạp cũng đã phát cảnh báo khẩn.

Nắng nóng cực đoan còn làm gia tăng rủi ro cháy rừng. Chính phủ Hy Lạp đã phát cảnh báo ô nhiễm không khí do cháy rừng lan rộng gần Athens. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 50.000 người phải sơ tán do đám cháy lớn gần thành phố Izmir. Albania ghi nhận 26 vụ cháy chỉ trong hai ngày, còn Serbia vừa trải qua ngày nóng nhất kể từ thế kỷ 19.

Từ góc độ chuyên gia khí tượng, WHO khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe như uống đủ nước, tránh ra ngoài vào giờ nắng gắt, giữ nhà cửa luôn thoáng mát. Các nhóm dễ bị tổn thương - gồm người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, lao động ngoài trời và người mắc bệnh mạn tính - cần đặc biệt chú ý. Bà Gonzalez cũng lưu ý, một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt.

Tuy nhiên, ứng phó với sóng nhiệt không chỉ dừng lại ở các biện pháp tình huống. Theo khảo sát năm 2022 của WHO, chỉ 21/57 quốc gia thuộc khu vực châu Âu có kế hoạch hành động cấp quốc gia về sức khỏe ứng phó nắng nóng; riêng EU chỉ chiếm 14 nước. Thực tế, nhiều nước mới dừng ở mức thiết lập hệ thống cảnh báo và truyền thông, nhưng chưa đầu tư đủ cho hạ tầng y tế hay quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.

WHO cho biết, trong năm 2026 sẽ ban hành hướng dẫn mới cho các chính phủ, trong đó khuyến nghị các giải pháp làm mát bền vững, tập trung vào yếu tố con người và áp dụng ở cấp thành phố, nhằm bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ nhiệt độ cực đoan trở thành thực tế thường trực.

Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

EU muốn đạt thoả thuận thương mại nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 3/7 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại mang tính nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn chót vào tuần tới, nhằm ngăn nguy cơ Washington áp thuế cao đối với hàng hóa châu Âu.

ECB lo ngại đồng euro mạnh trở thành ´gánh nặng´ cho kinh tế châu Âu | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Sức mạnh của đồng euro đang trở thành mối lo ngại lớn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi một đồng euro mạnh có nguy cơ kìm hãm xuất khẩu và kéo lạm phát đi xuống. Thông tin này được tiết lộ trong biên bản cuộc họp tháng 6/2025 vừa được ECB công bố hôm 3/7.

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.

EU đạt thỏa thuận thương mại nông sản mới với Ukraine | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/6 thông báo đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Ukraine về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhằm vừa hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích của nông dân trong khối.

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

EU chạy đua đàm phán thương mại với Mỹ trước hạn chót | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 26/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các đề xuất thương mại mới từ Mỹ, trong bối cảnh thời gian để khối này tìm kiếm một lập trường chung đang không còn nhiều trước khi thời hạn miễn trừ thuế quan hết hạn vào ngày 9/7.

EC ´bật đèn xanh´ cho Bulgaria gia nhập khu vực đồng euro | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Ngày 4/6, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận Bulgaria đã đáp ứng tất cả các tiêu chí để áp dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Đây được đánh giá là bước đi "lịch sử" đối với quốc gia Đông Nam Âu này, chuẩn bị trở thành thành viên thứ 21 của khu vực đồng tiền chung Eurozone.

ECB dự báo đồng euro có thể thay USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền chuẩn toàn cầu cho thương mại quốc tế.

Anh bắt đầu đàm phán với EU về cơ chế tham gia quỹ quốc phòng SAFE | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đang thảo luận về cơ chế hợp tác quốc phòng mới sau Brexit, trong đó trọng tâm là khả năng London tham gia chương trình mua sắm chung thuộc quỹ quốc phòng SAFE trị giá 150 tỷ euro (khoảng 163 tỷ USD).