• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Ý

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu

Chú thích ảnh

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu. Ảnh: AFP

Nếu được thông qua tại Hội nghị các bên tham gia Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES, còn gọi là Công ước Washington) diễn ra ở Uzbekistan vào cuối năm nay, đề xuất của EU sẽ chính thức có hiệu lực kể từ tháng 6/2027. Khi đó, việc xuất khẩu các loài lươn sẽ bắt buộc phải có bằng chứng chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp và giấy phép xuất khẩu do quốc gia xuất khẩu cấp. 

Để được phê duyệt, đề xuất này cần ít nhất 2/3 số phiếu thuận tại hội nghị.

Thông thường, các đề xuất có hiệu lực khoảng 3 tháng kể từ khi được chấp thuận. Tuy nhiên, EU đang đề xuất trì hoãn việc thực hiện trong vòng 18 tháng.

EU đang tìm cách đưa tất cả 19 loài lươn và phân loài - bao gồm lươn Nhật Bản, lươn Mỹ và lươn Anguilla bicolor ở Đông Nam Á, vào Phụ lục II của Công ước CITES. Các loài liệt kê trong phụ lục này được cho là có thể bị đe dọa nếu hoạt động buôn bán không được quản lý nghiêm ngặt. Các quy định mới sẽ áp dụng không chỉ đối với lươn thủy tinh sống mà còn đối với các sản phẩm lươn chế biến, chẳng hạn như "kabayaki", món lươn nướng phổ biến tại Nhật Bản.

Trước đó, lươn châu Âu đã được đưa vào Phụ lục II của công ước từ năm 2007 theo đề xuất của EU và đã phải chịu các hạn chế thương mại tương tự. 

Đề xuất của EU được cho là có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lươn cho Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu loài động vật này. Theo các nguồn thạo tin, Nhật Bản có kế hoạch phối hợp với Trung Quốc và Hàn Quốc để phản đối đề xuất này.

Trong khi EU lập luận rằng quần thể lươn Nhật Bản đã suy giảm mạnh, Nhật Bản cho rằng số lượng loài này đã phục hồi kể từ những năm 1990 và những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản đã làm giảm nhu cầu sử dụng lươn thủy tinh làm giống. Tokyo cũng cảnh báo rằng việc siết chặt quy định có thể khiến giá lươn con tăng cao, làm gia tăng nguy cơ đánh bắt bất hợp pháp và buôn lậu.

Theo TTXVN - EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | baotintuc.vn 

Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

EU muốn đạt thoả thuận thương mại nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 3/7 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực đạt được một thỏa thuận thương mại mang tính nguyên tắc với Mỹ trước thời hạn chót vào tuần tới, nhằm ngăn nguy cơ Washington áp thuế cao đối với hàng hóa châu Âu.

ECB lo ngại đồng euro mạnh trở thành ´gánh nặng´ cho kinh tế châu Âu | Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Sức mạnh của đồng euro đang trở thành mối lo ngại lớn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), khi một đồng euro mạnh có nguy cơ kìm hãm xuất khẩu và kéo lạm phát đi xuống. Thông tin này được tiết lộ trong biên bản cuộc họp tháng 6/2025 vừa được ECB công bố hôm 3/7.

Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA | Việt Nam, Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Trong 5 năm, từ 2020 đến nay, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA. Doanh nghiệp đánh giá tích cực lợi ích do EVFTA mang lại.

EU đối mặt chia rẽ trước vòng đàm phán thương mại quyết định với Mỹ | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực duy trì hình ảnh thống nhất khi bước vào vòng đàm phán thương mại quan trọng với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, bất đồng quan điểm giữa các quốc gia thành viên được cho là có thể làm suy yếu vị thế đàm phán chung của khối.

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Châu Âu đang đối mặt với đợt nắng nóng khốc liệt, nhiệt độ vượt 40 độ C, kéo theo nguy cơ hàng nghìn ca tử vong do sốc nhiệt chỉ trong vài ngày tới.

EU đạt thỏa thuận thương mại nông sản mới với Ukraine | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Liên minh châu Âu (EU) ngày 30/6 thông báo đã đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Ukraine về nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhằm vừa hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, vừa bảo vệ lợi ích của nông dân trong khối.

EU hoãn bỏ phiếu trừng phạt mới đối với Nga do phản đối từ Hungary và Slovakia | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định hoãn việc thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga sau khi không đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước thành viên.

EU đề xuất hạn chế xuất khẩu lươn trên toàn cầu | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Nga

Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loài lươn theo một công ước quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

EU chạy đua đàm phán thương mại với Mỹ trước hạn chót | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 26/6, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về các đề xuất thương mại mới từ Mỹ, trong bối cảnh thời gian để khối này tìm kiếm một lập trường chung đang không còn nhiều trước khi thời hạn miễn trừ thuế quan hết hạn vào ngày 9/7.

EC ´bật đèn xanh´ cho Bulgaria gia nhập khu vực đồng euro | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Ngày 4/6, Ủy ban châu Âu (EC) xác nhận Bulgaria đã đáp ứng tất cả các tiêu chí để áp dụng đồng euro từ ngày 1/1/2026. Đây được đánh giá là bước đi "lịch sử" đối với quốc gia Đông Nam Âu này, chuẩn bị trở thành thành viên thứ 21 của khu vực đồng tiền chung Eurozone.

ECB dự báo đồng euro có thể thay USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý

Theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền chuẩn toàn cầu cho thương mại quốc tế.

Anh bắt đầu đàm phán với EU về cơ chế tham gia quỹ quốc phòng SAFE | Thị trường khác, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ý, Anh

Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đang thảo luận về cơ chế hợp tác quốc phòng mới sau Brexit, trong đó trọng tâm là khả năng London tham gia chương trình mua sắm chung thuộc quỹ quốc phòng SAFE trị giá 150 tỷ euro (khoảng 163 tỷ USD).