• Ban Quan hệ Quốc tế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
background

Thông tin thị trường Thái Lan

Thái Lan tiếp tục đàm phán thuế quan với Mỹ

Phát biểu ngày 20/6, ông Pichai khẳng định các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ rất quan trọng và cần phải tiến triển theo hướng chuyên nghiệp, không lệ thuộc và bất kỳ thay đổi chính trị nào của Thái Lan. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng Thái Lan có các nguyên tắc, hướng dẫn và thủ tục rõ ràng cho những cuộc đàm phán này và có thể xử lý hiệu quả.

Về những tác động tiềm tàng của việc cải tổ nội các, ông Pichai cho biết vẫn còn quá sớm để đánh giá tình hình. Tuy nhiên, ông khẳng định Bộ Thương mại có thể tiếp tục hoạt động vì có các viên chức lành nghề và chuyên nghiệp.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã yêu cầu Thái Lan nộp đề xuất ban đầu về đàm phán thuế quan trước ngày 20/6 theo giờ Mỹ. Ông Vuttikrai Leewiraphan, Thư ký thường trực Bộ Thương mại và là người đứng đầu nhóm đàm phán, trước đó đã bày tỏ tin tưởng rằng các cuộc thảo luận và đề xuất có thể mang lại kết quả tích cực.

Liên quan việc giải quyết tình trạng xuất khẩu trái cây và rau quả bị đình trệ do đóng cửa các trạm kiểm soát với Campuchia, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết đã hợp tác với các đơn vị thương mại hiện đại để mua và phân phối những sản phẩm này.

Cục Nội thương (DIT) và Bưu điện Thái Lan đang cung cấp 238.000 hộp và giỏ để đóng gói trái cây với dịch vụ giao hàng miễn phí trên toàn quốc. Sáng kiến này nhằm mục đích phân phối hơn 3.000 tấn trái cây để giúp nông dân cắt giảm chi phí và giảm bớt tình trạng tồn đọng tại các trạm kiểm soát.

Ông Wittayakorn Maneenetr, Tổng giám đốc DIT, cho biết sản lượng trái cây tính đến thời điểm này của năm 2025 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là ở khu vực phía Đông.

Theo DIT, trong vụ thu hoạch măng cụt và chôm chôm muộn ở khu vực phía Đông (giáp Campuchia), việc đóng cửa các trạm kiểm soát biên giới đã gây ra lo ngại về thị trường trái cây từ các tỉnh này. Cục Nội thương có kế hoạch tổ chức Lễ hội trái cây Thái Lan 2025 vào tháng tới để phân phối trái cây từ các khu vực phía Nam như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,  bòn bon (longkong), mít tố nữ (chempedak) và mây Thái (salak), cùng với những sản phẩm từ khu vực phía Bắc như nhãn, vải và cam.

Nguồn: https://bnews.vn/thai-lan-tiep-tuc-dam-phan-thue-quan-voi-my/377814.html
Chia sẻ nội dung này trên:
Tin tức

Thái Lan ´định vị´ ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe | Thái Lan

Thái Lan đứng đầu về tăng trưởng thị trường chăm sóc sức khỏe từ năm 2022 đến 2023, với doanh thu tăng từ 31,6 tỷ USD vào năm 2022 lên 40,5 tỷ USD vào năm 2023.

Central Retail đầu tư hơn 1,4 tỷ USD mở rộng hoạt động tại Việt Nam | Việt Nam, Thái Lan

Việt Nam được Central Retail xác định là trọng tâm mở rộng hoạt động, với mạng lưới đại siêu thị và cửa hàng bán lẻ gia tăng mạnh từ nay đến năm 2027.

Thái Lan triển khai gói kích thích kinh tế trị giá 3,51 tỷ USD | Thái Lan

Ngày 24/6, Nội các Thái Lan đã phê duyệt gói kích thích kinh tế trị giá 115 tỷ baht (tương đương 3,51 tỷ USD), bao gồm 481 dự án. Gói hỗ trợ này nhằm nâng tăng trưởng GDP lên thêm 0,4 điểm phần trăm và tạo việc làm tạm thời cho khoảng 7,4 triệu lao động trên toàn quốc.

Căng thẳng biên giới Thái Lan–Campuchia: Những tác động đến nền kinh tế | Thái Lan

Phòng Thương mại Thái Lan cho biết, căng thẳng kéo dài giữa Thái Lan và Campuchia sẽ tác động đến niềm tin kinh doanh ở cả hai nước, đặc biệt là các thương nhân hoạt động tại các khu chợ biên giới.

Thái Lan tiếp tục đàm phán thuế quan với Mỹ | Thái Lan

BNEWS Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pichai Naripthaphan cho biết các cuộc đàm phán về thuế quan giữa nước này và Mỹ sẽ tiếp tục bất chấp diễn biến chính trị trong nước.

Chính phủ Thái Lan phê duyệt Dự luật chứng khoán điện tử | Việt Nam, Thị trường khác, Thái Lan

Dự luật sẽ hỗ trợ việc phát hành tài sản thông qua các nền tảng điện tử, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thẻ bảo mật (token) và trái phiếu theo công nghệ hiện đại.

Thái Lan siết quy định thương mại điện tử | Thái Lan

Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ giám sát chặt chẽ hơn những nền tảng được coi là “có tác động lớn” với số lượng lớn người tiêu dùng, tìm cách giải quyết các sản phẩm kém chất lượng.